Dota 2: Next Gen Aorus đã sẵn sàng cho vòng chung kết New Blood Championship
“Khi còn là sinh viên năm nhất, lần đầu tiên đi xe khách từ tỉnh Bình Thuận vào TP.HCM, mình rất sợ bị quấy rối vì là con gái nên nhiều lúc không dám ngủ. Lần nào đi xe khách mình cũng mặc quần dài, áo khoác, trùm kín mền từ chân đến cổ, rồi đeo khẩu trang. Mình không bao giờ mặc quần đùi hay váy ngắn. Đó là những cách để mình tự bảo vệ bản thân”, Huỳnh Thị Thanh Cúc, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chia sẻ.Làm phúc quên cả phận mình
Ngày 18.1, nguồn tin từ Viện KSND TP.Huế cho biết đã phê chuẩn lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế.Các quyết định được cơ quan điều tra tống đạt trong ngày 17.1 để phục vụ việc điều tra, làm rõ ông Lê Anh Phương liên quan đến hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.Cụ thể, ông Phương bị khởi tố vì liên quan đến sai phạm khi đang giữ chức Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế (xảy ra vào nhiều năm trước).Sáng nay 18.1, ghi nhận của PV Thanh Niên tại trụ sở Đại học Huế, lực lượng công an đã có mặt cùng các phương tiện thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc của ông Phương. Trong sáng nay, cơ quan công an cũng sẽ khám xét nhà riêng ông Phương tại TP.Huế.Ông Bùi Văn Lợi, Phó giám đốc Đại học Huế, đang tạm nắm quyền điều hành và giải quyết công việc của Đại học Huế trong thời gian này.Ông Lê Anh Phương sinh năm 1974, quê tại Quảng Bình. Trước khi giữ chức Giám đốc Đại học Huế, ông Phương từng giữ chức Phó bí thư Đảng ủy Đại học Huế; Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế. Ông Lê Anh Phương được Bộ GD-ĐT bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Đại học Huế nhiệm kỳ 2021-2026 vào tháng 7.2022.Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan trong các bản tin sau.
Ô tô Honda Accord chạy 'như ăn cướp', gây tai nạn trên quốc lộ rồi bỏ chạy
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Filip ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Ất Tỵ 2025 trở nên đặc biệt hơn với bản thân Nguyễn Filip nói riêng và gia đình của anh nói chung. Thủ môn sinh năm 1992 đã có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam kể từ sau khi nhập tịch thành công, đó là chức vô địch AFF Cup 2024. So với năm rồi, gia đình của thủ môn Việt kiều nay đã "đủ nếp đủ tẻ", khi vừa đón thêm cô công chúa nhỏ Mia.Năm 2024 cực kỳ đặc biệt, khi đem đến những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc cũng như thất vọng nhất đối với Nguyễn Filip. Anh bày tỏ: "Về bóng đá, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi trong năm 2024 là trận đầu tiên khi tôi ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (đá ngày 14.1.2024, thua Nhật Bản 2-4). Đó là điều tôi và bố đã chờ đợi gần 10 năm trời, sau rất nhiều nỗ lực. Tôi thực sự cảm ơn CLB Công an Hà Nội đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có được cơ hội này. Giây phút tồi tệ nhất chính là trận thua Indonesia 0-3. Trận thua đấy khiến tôi và đội tuyển Việt Nam chính thức khép lại cơ hội tranh tài ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026, cũng như mất vé trực tiếp dự Asian Cup 2027. Bóng đá mà, chúng ta sẽ luôn có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng trải nghiệm trong năm 2024 thực sự đáng nhớ và đặc biệt. Còn về cuộc sống ngoài sân cỏ của tôi thì rất tuyệt vời, khi tôi đón chào thành viên mới của gia đình"."Quả thật, tôi không thể có bất kỳ lời phàn nàn nào cả về đời sống trong năm 2024. Tôi hy vọng bản thân và gia đình sẽ có thêm nhiều trải nghiệm đẹp đẽ, thành công và hạnh phúc hơn cả trong lẫn ngoài sân cỏ trong năm Ất Tỵ này", Nguyễn Filip nói thêm.Hiện tại, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn số 1 của CLB Công an Hà Nội. Trong khi đó, vị trí của thủ thành 33 tuổi ở đội tuyển Việt Nam đã bị lung lay. Tại AFF Cup 2024, anh chỉ được bắt chính 2 trận (trong tổng số 8 trận của đội bóng sao vàng).Trong năm 2025, Nguyễn Filip cần phải chứng minh nhiều hơn để cạnh tranh suất bắt chính tại đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có mục tiêu quan trọng, đó chính là giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027.
Ngày cưới là sự kiện trọng đại nên nhiều cặp đôi muốn trở thành ngày có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Những đám cưới độc lạ không chỉ thể hiện phong cách của cô dâu, chú rể mà còn mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả khách mời.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hàng xóm, khách mời đến chung vui với cô dâu, chú rể và chụp hình kỷ niệm với cặp đôi tại cổng cưới làm bằng trái cây, rau củ. Ai nấy đều cho rằng, cổng cưới vừa độc lạ vừa không lãng phí vì mọi người có thể sử dụng được sau bữa tiệc.Nhân vật chính trong đám cưới đặc biệt trên là chú rể Hoàng Minh Hóa và cô dâu Võ Nguyễn Hồng Nga (cùng 29 tuổi). Đám cưới được tổ chức tại nhà trai ở H.Phù Cát, Bình Định ngày 20.11.Anh Hóa cho biết: "Lúc đầu tôi nghĩ làm cổng cưới bằng hoa hình rồng phượng nhưng sau nghĩ lại sau đám cưới sẽ phải gỡ bỏ, rất lãng phí. Vì vậy, tôi chuyển sang trang trí bằng rau củ, chắc chắn sẽ rẻ hơn hoa tươi vào dịp này. Hơn nữa, sau bữa tiệc khách mời có thể mang rau củ về nhà xào nấu, xem như lộc trong đám cưới". Nhà chú rể Lê Xuân Tùng và cô dâu Nguyễn Thị Thu Uyên, cùng ở xã Liên Sơn, H.Tân Yên, Bắc Giang chỉ cách nhau 200 m nên đã dùng xe rùa chở tráp trong lễ hỏi. Xuân Tùng cho biết, ý tưởng dùng xe rùa làm phương tiện chở tráp sang nhà gái hỏi cưới là của bà ngoại anh. Quãng đường 200 m không phải quá xa nhưng dàn bê tráp đi bộ sẽ rất mỏi nên bà nghĩ ra cách đó. Các thành viên trong gia đình chú rể đều đồng tình thực hiện để đám cưới có thêm kỷ niệm đặc biệt."Nhà tôi quen với một đơn vị chuyên lắp ráp xe rùa nên hôm đó đã đến mượn 7 chiếc về chở 7 tráp sính lễ. Vì họ đã sơn sẵn màu đỏ rất đẹp nên tôi không cần phải trang trí thêm nhiều. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hôm đám hỏi nhà gái, cô dâu và quan khách đều bất ngờ, cho rằng ý tưởng vừa độc đáo, vừa thiết thực", chú rể chia sẻ.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về đám cưới "có một không hai" khi có tới 3 cô dâu là 3 chị em ruột. Trên sân khấu, 3 cặp đôi cùng cắt bánh, cùng uống rượu giao bôi, cùng chụp chung những bức hình kỷ niệm… khiến ngày vui càng trở nên ý nghĩa.Những nhân vật chính trong câu chuyện trên là các cặp đôi: Kiều Nhi (chị cả, 28 tuổi) và chú rể Quốc Hiếu (29 tuổi); chị hai Tuyết Nhi (26 tuổi) và chú rể Gia Thịnh (27 tuổi); cô em út Hoàng Duyên (24 tuổi) và chú rể Anh Quốc (29 tuổi). Gia đình nhà gái ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới chú rể tự tay thực hiện "nghi thức" nhúng lẩu thịt bò cho vợ ăn trước sự háo hức, bất ngờ của khách mời tham dự. Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng điều này hợp lý vì cô dâu, chú rể trong đám cưới phải lo nhiều việc nên dễ đói bụng, việc nhúng lẩu thịt bò vừa thiết thực, vừa dễ thương.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là chú rể Nguyễn Duy Tùng (30 tuổi) và cô dâu Trần Thị Hoa (26 tuổi), ở H.Mê Linh, Hà Nội.Anh Tùng cho biết, "nghi thức" đặc biệt này gắn liền với kỷ niệm anh và vợ quen nhau. Hơn nữa, hiện đang kinh doanh các nhà hàng lẩu nên cũng muốn giới thiệu về nghề của mình đến với khách mời có mặt tại đám cưới.Vào ngày trọng đại của cô em gái ruột, anh Nguyễn Trường Lý (36 tuổi), quê ở Bình Phước đã lên ý tưởng trang trí một bối cảnh cưới đậm nét vùng quê Nam bộ. Hình ảnh rặng tre, những chiếc lu đựng nước, bồ đựng lúa, xe đạp cũ, bông thiên điểu… xuất hiện trong đám cưới, tạo nên một bối cảnh vô cùng gần gũi, mộc mạc."Đầu tiên, để có một chiếc cổng cưới đẹp, tôi đã tự tay trồng, chăm sóc để làm sao cho lá chuối thật tươi tốt và canh cho cây ra hoa, kết trái đúng thời điểm em gái lấy chồng. Các loại hoa được trang trí trong đám cưới cũng một tay tôi trồng", anh Lý cho biết.Đa số những vật dụng để trang trí đều là cây nhà lá vườn, được anh Lý trồng và sưu tầm từ trước. Một vài món như vỉ phơi bánh tráng, giỏ đệm… thì được anh đặt mua.Dân mạng chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới... lạ khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà cô dâu để hỏi cưới và để lại những bình luận thú vị và thắc mắc ý nghĩa đằng sau những tráp hỏi cưới độc lạ này.Chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, sính lễ của gia đình mang sang nhà gái vẫn đầy đủ theo truyền thống gồm trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm… Tráp trà sữa anh mang đến chỉ là tráp phụ, mọi người có thể nghĩ đơn giản đó là một loại trà hay đồ uống khác."Nhiều người thắc mắc tới lễ gia tiên trong ngày cưới nhưng chỗ mình bàn thờ nhỏ, người lớn thường xếp một ít trầu cau, bánh trái… Cả hai họ đều rất vui vẻ, phấn khích vì ý tưởng khá lạ của hai vợ chồng", anh An cho hay.
Không có trường Việt Nam nào thăng tiến ở bảng xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á
Một đoạn video lan truyền mới đây trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội; ghi lại tình huống giao thông nguy hiểm; khi một tài xế xe khách bất chấp luật, cố tình dừng đỗ, đón khách ngay trên cao tốc, suýt dẫn đến va chạm với xe ô tô con cùng chiều.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 14 giờ 25 phút giờ ngày 3.2.2025 trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn qua địa phận huyện Thường Tín, TP.Hà Nội.Theo hình ảnh trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Khi đến đoạn qua Km196, tài xế một phen "hú vía" vì phát hiện phía trước bất ngờ xuất hiện một người đàn ông mặc quần áo màu đen bất ngờ chạy cắt ngang qua đường cao tốc để lên xe khách giường nằm màu vàng, đang bất chấp luật, cố tình dừng đón khách giữa đường.Tình huống quá nguy hiểm khiến tài xế ô tô con phải phanh gấp mới may mắn tránh được va chạm. Vụ việc khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bức xúc.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống này sau khi được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức bất bình trước hành vi lái xe nguy hiểm, xem thường luật của tài xế xe khách; cùng với đó là hành động liều lĩnh của người đàn ông.Bên cạnh đó, không ít cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, xác minh và xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm. Ngoài ra, nhiều người cho rằng cần phải có biện pháp hoặc hình thức xử phạt cứng rắng hơn đối với các tài xế lái xe xem thường luật, cố tình dừng đỗ, đón khách sai luật trên cao tốc.Được biết, sau khi đoạn video lan truyền trên mạng xã hội, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) đã xác minh và mời tài xế xe khách có hành vi dừng đỗ trái phép trên đường cao tốc đến làm việc; đồng thời lập biên bản xử phạt.Dừng, đỗ xe trên cao tốc đón, trả khách phạt bao nhiêu?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với cá nhân, từ 20 - 24 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải để đón, trả khách; nhận, trả hàng trên đường cao tốc (Điểm c Khoản 8 Điều 26). Ngoài ra, tài xế vi phạm còn bị trừ 6 điểm Giấy phép lái xe.